Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng 2023 cần biết

5/5 - (12 bình chọn)

Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng 2023 cần biết

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, việc thiết kế thi công nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất sản xuất và cải thiện quy trình làm việc. Bài viết này sẽ giới thiệu về quy trình thiết kế và thi công nhà xưởng năm 2023 mà mọi chủ đầu tư và nhà quản lý dự án cần phải nắm vững. Từ việc lập kế hoạch ban đầu đến lựa chọn vật liệu xây dựng, từ thiết kế bố trí không gian đến việc tuân thủ các quy định an toàn lao động, mọi khía cạnh đều được thảo luận một cách chi tiết và sâu sắc. Bằng cách nắm vững thông tin này, các nhà đầu tư và nhà quản lý có thể đảm bảo rằng dự án của họ được triển khai một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Để có được một công trình đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn theo quy định nhà nước. Doanh nghiệp cần nắm rõ từng bước thiết kế thi công nhà xưởng. Công ty TNHH Nội thất – Xây dựng Gia Lê giúp doanh nghiệp xây dựng nhanh chóng và đúng chuẩn. Bài viết này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết một số bước cơ bản của quy trình thi công xây dựng nhà xưởng. Hình ảnh minh họa trong bài viết sẽ giúp các quý khách dễ hình dung ra. Công trình nhà xưởng của chúng ta được xây dựng theo quy trình như thế nào.

Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng
Quy trình thiết kế thi công nhà xưởng

Một số công việc chung khi thiết kế thi công nhà xưởng

Thiết kế và thi công nhà xưởng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quản lý công việc chặt chẽ từ đầu đến cuối. Trước khi bắt tay vào thiết kế, việc xác định nhu cầu và yêu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia phải tìm hiểu về mục đích sử dụng của nhà xưởng, diện tích cần thiết, cơ sở vật chất và công nghệ được áp dụng để có thể tạo ra một kế hoạch thiết kế hiệu quả.

Khi đã có bản thiết kế hoàn chỉnh, công việc thi công nhà xưởng sẽ bắt đầu. Quản lý dự án và tiến độ là yếu tố quan trọng để đảm bảo mọi công việc được triển khai đúng kế hoạch. Việc chuẩn bị vật liệu, tài nguyên nhân lực và các phương tiện cần thiết là bước quan trọng. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cũng là một ưu tiên hàng đầu để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả cho các công nhân tham gia thi công.

Bên cạnh việc quản lý dự án và an toàn lao động, việc chọn lựa vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công nhà xưởng. Sự chọn lựa đúng đắn giữa chất lượng và chi phí có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và độ bền của công trình. Các chuyên gia thường xuyên cần đánh giá và lựa chọn vật liệu có khả năng chịu lực, chống nhiệt, và chống ăn mòn để đáp ứng đúng yêu cầu của nhà xưởng.

Một khía cạnh khác quan trọng trong thiết kế nhà xưởng là quản lý năng lượng và môi trường. Việc tích hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng, như hệ thống chiếu sáng hiệu quả và hệ thống làm mát thông minh, không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn tăng cường bảo vệ môi trường. Các chuẩn xanh và các tiêu chuẩn bền vững cũng thường được áp dụng để tối ưu hóa sự hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Cuối cùng, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ sau khi hoàn thành nhà xưởng là quan trọng để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng và các hệ thống hoạt động một cách ổn định và an toàn trong thời gian dài. Các chuyên gia thường xuyên thực hiện các bảo trì định kỳ và kiểm tra để phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời, giúp duy trì hiệu suất và độ bền của nhà xưởng qua thời gian

Xem thêm :  Quy trình thiết kế xây dựng biệt thự mới nhất 2023

thiết kế thi công nhà xưởng
thiết kế thi công nhà xưởng

Quy trình thiết kế nhà xưởng

Trước khi tổng thầu tiến hành thi công và xây dựng. Thì việc cần làm quan trọng đầu tiên là lên bản vẽ thiết kế. Sau khi tiếp nhận toàn bộ thông tin và yêu cầu từ chủ đầu tư. Đội ngũ kỹ sư sẽ cho ra bản thiết kế hoàn chỉnh, chi tiết nhất. Bản thiết kế sẽ đảm bảo quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi. Đồng thời, giữ được tiến độ và chất lượng công trình.

1. Khảo sát và trình bày phương án xây dựng

Trước khi bắt đầu quy trình thiết kế nhà xưởng, việc khảo sát và trình bày phương án xây dựng là bước không thể bỏ qua. Qua việc tiến hành khảo sát, chúng ta sẽ thu thập thông tin về đặc điểm địa hình, môi trường xung quanh, yêu cầu của khách hàng và các quy định pháp lý liên quan. Dựa trên thông tin này, chúng ta sẽ đề xuất và trình bày phương án xây dựng, bao gồm kích thước, bố trí, vật liệu và công nghệ xây dựng phù hợp. Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo rằng phương án xây dựng đề xuất không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mà còn đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế và an toàn trong quá trình thi công và vận hành sau này.

Xem thêm : Thiết kế thi công trọn gói: Giải pháp hoàn hảo cho dự án xây dựng của bạn

Khảo sát và trình bày phương án xây dựng
Khảo sát và trình bày phương án xây dựng

2. Thiết kế bản vẽ cơ sở cho nhà xưởng

Thiết kế bản vẽ cơ sở cho nhà xưởng là một phần quan trọng của quy trình thiết kế, đảm bảo rằng mọi chi tiết được xác định và chuẩn bị trước khi bắt đầu xây dựng. Trong quá trình này, các kỹ sư và kiến trúc sư sẽ sử dụng thông tin từ bản vẽ kiến trúc cùng với yêu cầu kỹ thuật và quy định pháp lý để tạo ra bản vẽ cơ sở chi tiết. Bản vẽ này sẽ bao gồm các thông tin về kích thước và vị trí chính xác của mọi phần tử cấu trúc như móng, cột, dầm, và các hệ thống hạ tầng khác. Bằng cách này, việc xây dựng nhà xưởng sẽ được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả, đảm bảo tính an toàn và bền vững cho toàn bộ công trình.

Xem thêm : Toàn bộ thông tin cần biết khi xây nhà cấp 4 trọn gói

Một vài yêu cầu cơ bản khi thiết kế nhà xưởng
Một vài yêu cầu cơ bản khi thiết kế nhà xưởng

3. Một vài yêu cầu cơ bản khi thiết kế nhà xưởng

– Thuận tiện trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị để phục vụ cho quá trình sử dụng của nhà xưởng
– Đáp ứng đủ tất cả yêu cầu theo quy định về diện tích, kích thước. Chiều cao, chiều rộng, không gian, cấu tạo mặt bằng, diện tích khu sản xuất ..
– Đảm bảo tất cả điều kiện như thông thoáng, cao ráo, tận dụng được tối đa ánh sáng,…
– Khả năng cách âm, chóng rung tốt, tránh âm thanh, tiếng ồn bên ngoài lọt vào gây ảnh hưởng đến việc sản xuất.
– Đảm bảo độ bền và vững chắc để có thể chịu được rung động trong quá trình làm việc.
– Thiết kế cách nhiệt tốt, thoát nhiệt tốt để đảm bảo mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.

Xem thêm : Vài lưu ý khi xây dựng nhà xưởng cỡ nhỏ

4. Triển khai bản vẽ chi tiết, dự trù kinh phí xây dựng

Bản vẽ sơ bộ sẽ là căn cứ để chủ đầu tư và đơn vị thi công. Cùng nhau bàn bạc để đi đến thống nhất cuối cùng về phương án thi công. Sau đó, bản vẽ thi công này sẽ được nhóm kỹ sư và kiến trúc sư hoàn thành.

Ở giai đoạn này, bản vẽ sẽ thể hiện một cách cụ thể mọi hạng mục xây dựng. Từ các chi tiết cấu tạo về kiến trúc đến phương án kết cấu móng. Bản vẽ khung thép tiền chế, các nút liên kết, quy cách đối với các loại vật liệu, các bản vẽ M&E. Hệ thống phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho từng hạng mục sau:

  1. Khu vực xưởng sản xuất
  2. Nhà kho
  3. Khu vực văn phòng
  4. Nhà ăn, Căn-tin, khu vực nghỉ ngơi của một số cán bộ công nhân viên
  5. Bể ngầm
  6. Trạm điện
  7. Nhà xe, nhà bảo vệ
  8. Cổng, hệ thống tường rào…

Đi đôi với việc hoàn thành bản vẽ thi công chi tiết. Chủ đầu tư cũng cần tiến hành xin cấp phép xây dựng, cấp phép phòng cháy chữa cháy. Còn về phía đơn vị chủ thầu, đội ngũ thi công sẽ lập ra bảng dự trù kinh phí xây dựng. Từng đầu việc và khối lượng cụ thể công việc cần thực hiện cho tất cả các hạng mục. Bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các bản vẽ thi công và bảng dự toán chi phí. Sẽ là căn cứ để quá trình nghiệm thu công việc xây dựng và khối lượng công việc hoàn thành sau này.

Xem thêm : Thiết kế xây dựng: Nghệ thuật tạo dựng không gian sống

Quy trình xây dựng nhà xưởng
Quy trình xây dựng nhà xưởng

Quy trình xây dựng nhà xưởng

Sau khi hoàn thành việc thiết kế nhà xưởng, đơn vị thi công sẽ bắt đầu các bước thi công xây dựng nhà xưởng. Để hoàn thành nhà xưởng đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng. Thì cần phải có một bản kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ về quá trình thi công. Để hoàn thành nhà xưởng như mong muốn của chủ đầu tư. Đáp ứng tiến độ và chất lượng, thì cần phải có một kế hoạch xây dựng bài bản. Kế hoạch xây dựng nên được bắt đầu tính toán cân nhắc từ khi mới bắt đầu ở giai đoạn thiết kế. Điều quan trọng là hoàn thành nhà xưởng đúng cam kết với chủ đầu tư. Về quy trình thường thấy thì quá trình xây dựng nhà xưởng diễn ra như sau:

1. Tiếp nhận vật tư xây dựng công trình

Trước khi tiến hành mọi bước trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Tổng thầu thi công cần tiếp nhận tất cả loại vật tư đúng theo số lượng và chất lượng yêu cầu của quá trình dự toán xây dựng. Ví dụ: số lượng thép, cát vàng, tôn, gạch, xi măng,… Vì thông thường lượng vật liệu, vật tư sử dụng cho xây dựng nhà xưởng là rất nhiều. Nên đôi khi xảy ra trường hợp số lượng bàn giao, tiếp nhận không chính xác. Và cả chủng loại vật tư không đồng điệu,… nhất là một số loại bulông, ốc vít nhỏ.

Ngoài việc kiểm tra kỹ khi tiếp nhận vật liệu, đơn bị thi công cũng cần đảm bảo. Việc vật liệu được vận chuyển vào kho và bảo quản phải cẩn thận. Vật liệu không được hao mòn, hư hỏng, thất thoát, gỉ sét trước khi thi công. Chất lượng vật liệu nếu bị xuống cấp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình.

Xem thêm :  Thiết kế xây dựng nhà phố

Tiếp nhận vật tư xây dựng công trình
Tiếp nhận vật tư xây dựng công trình

2. Thi công nền nhà xưởng

Vì nền móng sẽ ảnh hưởng đến độ bền chắc của toàn bộ phần khung thân nhà xưởng. Do vậy đảm bảo thực hiện theo quy trình xây dựng nhà xưởng đầy đủ mọi bước sau:

Bước 1 – san lấp đất nền : Tuỳ thuộc vào tình trạng đất nền hiện hữu ở vị trí thi công. Mà nhà thầu sẽ triển khai công đoạn san lấp sao cho phù hợp.

Bước 2 – định vị trục tim. Đây là một công việc kỹ thuật cao vô cùng quan trọng. Vì vị trí trục tim chính là vị trí tất cả móng cột được thi công dựa theo bản vẽ.

Bước 3 – đào móng hàng rào. Vì thông thường nhà xưởng có diện tích rất rộng. Nên hệ thống hàng rào xung quanh cũng rất cao và dài. Vì vậy, nó cần một nền móng kiên cố vững chắc để đứng vững trước gió, và thời gian

Bước 4 – thi công móng kết hợp đà kiềng. Việc thi công móng và đóng cọc sẽ dựa vào vị trí trục tim đã được xác định ở bước 2. Móng nhà xưởng thường được cấu tạo từ bê tông cốt thép với thiết kế móng đơn hoặc móng cọc.

Bước 5 – lu lèn nền đất. Sau khi hoàn thành phần móng, nền đất sẽ được san lấp và lu lèn. Để đạt độ chặt như yêu cầu trong bản thiết kế.

Bước 6 – lu nền đá cho xưởng. Chiều dày và độ chặt của lớp nền đá cũng cần tuân thủ yêu cầu như trong bản thiết kế.

Bước 7 – thi công nền xưởng. Sau khi hoàn thành 6 bước trên, công ty thi công sẽ tiến hành làm cốt thép và đổ bê tông nền cho nhà xưởng.

Xem thêm :  Báo giá thiết kế xây dựng

Thi công khung thép nhà xưởng
Thi công khung thép nhà xưởng

3. Thi công khung thép nhà xưởng

Khung thép là phần vô cùng quan trọng, được coi như xương sống của nhà xưởng. Đây là một trong số bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng nhà xưởng. Vì vậy, nhà thầu thi công phải đảm bảo độ tuyệt đối độ vững chắc, chính xác, chịu lực của bộ khung thép. Để tăng độ chính xác khi lắp đặt khung thép hầu hết đơn vị xây dựng. Sẽ cần sử dụng đến rất nhiều thiết bị đo đạc hiện đại hiện nay như máy đo kinh vĩ, máy chiếu laser…

Khung thép nhà xưởng thường gồm hai phần chính

Lắp đặt khung sắt, cột thép: Tất cả khung sắt và cột thép sẽ được gia công trước ở nhà máy. Sau đó được vận chuyển đến công trường thi công xây dựng. Tuỳ vào mặt bằng mà đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp khung và cột từ giữa rồi đến 2 đầu hồi hoặc từ một đầu hồi vào trong.

Lắp xà gồ, giằng: Sau khi phần khung sắt và cột thép đã được lắp đặt xong. Đội ngũ công nhân thi công sẽ tiến hành lắp hệ giằng. Để đảm bảo việc định hình, ổn định ngoài mặt phẳng khung và hệ xà gồ. Để tăng độ ổn định hỗ trợ khung thép và nâng đỡ tấm lợp. Toàn bộ hệ thống này cần đảm bảo độ chính xác, không bị xê dịch. Để các công đoạn tiếp theo được triển khai chuẩn chỉnh.

Xem thêm :  thủ tục xin giấy phép xây dựng

4. Thi công mái cho nhà xưởng

Sau khi phần khung thép đã được lắp ráp xong, đơn vị thi công sẽ tiến hành thi công mái cho nhà xưởng. Cũng như hệ thống khung thép, việc lợp tấm tôn đầu tiên cũng đòi hỏi độ chính xác cực kỳ cao. Vì nó chính là điểm mốc cho toàn bộ tấm tôn lợp tiếp sau. Sau khi hoàn thành phần mái, tất cả tấm tôn lợp phải đạt yêu cầu. Điểm nối gối lên nhau của tất cả tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh xà gồ.

Bên cạnh việc thi công lợp một cách chính xác, nhà thầu cũng cần tính toán đến phương án chống nóng cho mái nhà xưởng. Để chống nóng, phần mái sẽ được lớp thêm một lớp bông cách nhiệt. Giúp hạn chế khí nóng và khí lạnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong khu vực sản xuất. Lớp bông cách nhiệt cũng cần đảm bảo có mối nối thẳng. Không bị gấp nếp hay co kép, mặt dưới phẳng đều, không nhăn nhúm.

Thi công tường bao quanh, vách trong nhà xưởng
Thi công tường bao quanh, vách trong nhà xưởng

5. Thi công tường bao quanh, vách trong nhà xưởng

Phần tường ngoài và vách trong nhà xưởng đôi khi được xây dựng bằng một số loại vật liệu như tôn, gạch… Công đoạn này chú ý phải đảm bảo ăn khớp với thiết kế. Phù hợp kết nối phần cốt thép khung trong quy trình xây dựng nhà xưởng.

Dù không yêu cầu tính chính xác cao đến mức như việc lắp đặt mái tôn. Nhưng việc thi công tường ngoài và vách trong nhà xưởng. Phải tính toán đến mọi phương án đảm bảo an toàn. Chống cháy, chống gió, bụi… một cách hiệu quả nhất. Vách ngăn có thể được làm từ vật liệu chống cháy, cách nhiệt như tấm Samrtboard, tấm thạch cao Gywall,…

Sau khi dựng xong toàn bộ vách ngăn, tường bao. Đơn vị thi công sẽ tiến hành lắp dựng các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa thông gió… Sau khi hoàn thành, đội ngũ thợ kỹ thuật cần kiểm tra lại một lần các bulông đã bắt. Các điểm nối giữa các tấm tôn, khe hở tại các ô cửa,… Để tránh trường hợp bị dột, hắt nước sau này khi trời mưa.

Xem thêm : Giá xây dựng nhà phố: Bí quyết và thông tin cần biết

6. Xây dựng hạ tầng nhà xưởng

Trong quy trình xây dựng nhà xưởng, việc xây dựng hạ tầng là một bước quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của công trình. Công việc này bao gồm chuẩn bị và xây dựng các hệ thống cơ sở vật chất như hệ thống thoát nước, hệ thống điện, hệ thống cấp nước, và hệ thống thông gió. Đồng thời, cũng cần tiến hành việc nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng hiện có nếu cần thiết. Việc xây dựng hạ tầng không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn và thuận tiện cho nhân viên mà còn đảm bảo sự hoạt động ổn định của các thiết bị và máy móc trong nhà xưởng.

Xây dựng hạ tầng nhà xưởng
Xây dựng hạ tầng nhà xưởng

7. Thi công hệ thống kỹ thuật cho nhà xưởng

Thi công hệ thống kỹ thuật cho nhà xưởng là một phần quan trọng trong quy trình xây dựng, đóng vai trò quyết định đến hiệu suất hoạt động và an toàn của cả nhà xưởng. Đầu tiên, công việc này bao gồm việc lắp đặt hệ thống điện, bao gồm cả hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện khác như máy móc và thiết bị công nghệ. Đồng thời, cần phải cài đặt hệ thống cấp nước và thoát nước, bao gồm hệ thống ống nước, vòi sen và hệ thống thoát nước dành cho khu vực làm việc. Quá trình này còn bao gồm việc lắp đặt hệ thống thông gió và điều hòa không khí, đảm bảo không khí trong nhà xưởng luôn trong điều kiện tốt nhất cho sự sản xuất. Tất cả những công việc này cần phải được thực hiện bởi các nhà thầu chuyên nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật.

Xem thêm :  Báo giá thiết kế nội thất

8. Hoàn thiện cơ bản nhà xưởng và lắp đặt thiết bị

Quá trình hoàn thiện cơ bản nhà xưởng và lắp đặt thiết bị là bước cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong quy trình xây dựng. Đầu tiên, sau khi hoàn tất các công đoạn cơ bản như xây dựng kết cấu, lắp đặt hệ thống cơ điện, và hoàn thiện mặt ngoài của nhà xưởng, đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành việc hoàn thiện nội thất và các công việc hoàn thiện chi tiết như sơn, trang trí, và lắp đặt cửa, cửa sổ.

Tiếp theo, việc lắp đặt thiết bị là bước quan trọng không thể thiếu. Đội ngũ chuyên gia sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất trong nhà xưởng, bao gồm cả hệ thống điện, hệ thống thông gió, máy móc sản xuất và các thiết bị an toàn. Công việc này đòi hỏi sự chính xác cao và kỹ năng chuyên môn, để đảm bảo rằng nhà xưởng sẽ hoạt động hiệu quả và an toàn sau khi hoàn thiện.

Tóm lại, quá trình hoàn thiện cơ bản và lắp đặt thiết bị là giai đoạn quyết định, là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình xây dựng nhà xưởng, đảm bảo rằng công trình được hoàn thiện đúng tiến độ và đạt được chất lượng cao nhất.

Xem thêm : Quy trình thiết kế thi công trọn gói nhà ở

9. Tổng vệ sinh nhà xưởng và đưa vào sử dụng

Sau khi hoàn thành những công đoạn trên, đội ngũ thi công sẽ vệ sinh lại toàn bộ khu vực nhà xưởng lần cuối. Trước khi bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng. Trước đó là đảm bảo mọi thứ đã được lắp đặt chính xác, không có bất kể lỗi kỹ thuật nào. Cty thi công sẽ bàn giao lại công trình cho chủ đầu tư.

Ngoài việc vệ sinh, kiểm tra ngay khi đã hoàn thiện toàn bộ. Chủ thầu còn phải thực hiện các công việc bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên cho công trình. Việc này sẽ đảm bảo công trình hoạt động một cách hiệu quả nhất và bền bỉ nhất theo thời gian.

yêu cầu quan trọng khi thiết kế thi công nhà xưởng
yêu cầu quan trọng khi thiết kế thi công nhà xưởng

Những yêu cầu quan trọng khi thiết kế thi công nhà xưởng

Sau khi thực hiện đầy đủ, trọn vẹn quy trình xây dựng nhà xưởng. Công trình sau khi hoàn thành phải thoả mãn những yêu cầu sau:

  1. Đảm bảo tất cả tiêu chuẩn của Nhà nước về kỹ thuật khi xây dựng. Nhà xưởng phải đảm bảo xây dựng tuyệt đối đúng quy chuẩn xây dựng.
  2. Đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng nền móng, mái và cửa mái, tường và vách ngăn, cửa sổ, cửa thoát nạn, cửa di chuyển … của Bộ Xây dựng.
  3. Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công và khi đưa vào sử dụng. Đội ngũ nhân viên làm việc tại công trình xây dựng cần có đủ trang phục, đồ dùng bảo hộ lao động. Các công tác thi công cần tiến hành đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn.
  4. Một số thiết bị an toàn, phóng cháy chữa cháy. Biển cảnh báo nguy hiểm phải được trang bị đầy đủ để quá trình sản xuất, làm việc không xảy ra sự cố và tai nạn đáng tiếc.
  5. Tiết kiệm tối đa chi phí trong quá trình thi công, tránh thất thoát, lãng phí. Tiền đầu tư phải được sử dụng đúng mục đích, các vật liệu, dụng cụ phải được lựa chọn đúng tiêu chuẩn, sử dụng hợp lý. Tổng chi phí sau khi hoàn thiện công trình không được vượt xa chi phí đã dự tính ban đầu.

Xem thêm : Thiết kế xây dựng nhà phố chất lượng, uy tín, chuyên nghiệp

Những yêu cầu quan trọng khi thiết kế thi công nhà xưởng
Những yêu cầu quan trọng khi thiết kế thi công nhà xưởng

Tìm đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng ở đâu ?

Như vậy, để đảm bảo thi công nhà xưởng được thuận lợi. Thì chủ đầu tư và đơn vị tổng thầu thiết kế xây dựng cần phải chuẩn bị khá nhiều việc. Tất cả vấn đề cần xem xét trước khi thi công đơn cử như giá thi công, bản thiết kế công trình. Cho đến mọi công tác khác trong quá trình thi công. Chính vì vậy, chủ đầu tư cũng như nhà thầu xây dựng phải có những tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo công trình nhà xưởng được đảm bảo chất lượng với chi phí phù hợp nhất.

Là công ty xây dựng lâu năm trên thị trường, đơn vị chúng tôi luôn đặt uy tín lên hàng đầu. Cho mọi công trình đã và đang được chúng tôi thi công. Để đảm bảo mang tới chất lượng tốt nhất cho công trình nhận thầu và xây dựng. Công ty TNHH Nội thất – xây dựng Gia Lê cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ xây dựng nhà xưởng tốt nhất. Bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cty và nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật. Đặc biệt, chúng tôi đã hoàn thiện được rất nhiều dự án lớn và lấy được lòng tin cũng như sự hài lòng của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới sang Việt Nam đầu tư xây dựng công trình.

Xem thêm : Thiết kế và thi công nhà xưởng: Hướng dẫn chi tiết từ khâu thiết kế đến thi công

Gia lễ – Đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng hàng đầu Việt Nam
Gia lễ – Đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng hàng đầu Việt Nam

Gia lễ – Đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng hàng đầu Việt Nam

Công ty TNHH Nội thất – Xây dựng Gia Lê là công ty chuyên thiết kế và thi công xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế, công trình nhà kho công nghiệp với chất lượng cao. Ngoài ra Xây dựng Gia Lê còn thiết kế thi công tòa nhà văn phòng, tham gia khảo sát, kiểm định,…. Công ty Xây dựng Gia Lê đã tham gia nhiều công trình xây dựng khắp nước. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhiều công trình có quy mô lớn. Của một số nhà đầu tư nổi tiếng đến từ các quốc gia phát triển trên khắp thế giới như: Japan, Korean, Đài Loan, hay tập đoàn từ America (USA), Singapore,….

Uy tín của Công ty Xây dựng Gia Lê ngày càng được củng cố. Khi chúng tôi được biết đến nhiều hơn qua một số lời khen ngợi về tinh thần, thái độ làm việc. Tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, thái độ cầu thị và trung thực trong xây dựng và kinh doanh. Công ty TNHH Nội thất – Xây dựng Gia Lê giờ đây đã là một thương hiệu được tin cậy. Đối với rát nhiều chủ đầu tư có tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm : 99+ mẫu thiết kế xây dựng biệt thự đẳng cấp, sang trọng, đáng xem nhất 2024

thiết kế thi công nhà xưởng
thiết kế thi công nhà xưởng

Lợi ích khi hợp tác cùng Công ty xây dựng Gia Lê

Chúng tôi đã và đang triển khai một số dự án nhà xưởng quy mô lớn. Từ 70.000 mét vuông đến hơn 200.000 mét vuông của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam như: Korean, Japan, Đài Loan,… Chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để vươn lên trở thành một trong những thương hiệu xây dựng hàng đầu với năng lực thực sự và uy tín. Thực hiện nhiều hơn nữa các dự án tại Việt Nam, vươn xa tới thị trường một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế Giới.

Công ty xây dựng Gia Lê là đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng hàng đầu hiện nay. Với 12 năm kinh nghiệm, Gia lễ đã thực hiện rất nhiều dự án. Quy trình xây dựng nhà xưởng đúng chuẩn và đảm bảo mọi yêu cầu cần có khi tiến hành các công trình xây dựng như trên. Các chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp có nhu cầu báo giá thiết kế xây dựng nhà xưởng. Hãy liên hệ ngay với Gia Lễ để được tư vấn một cách chi tiết và cũng như là nhận bảng báo giá cụ thể theo yêu cầu.

CÔNG TY TNHH NỘI THẤT XÂY DỰNG GIA LÊ

Office & Showroom: 65 Bàu Cát 9, Phường 14, Quận Tân Bình, TP.HCM
Email: ktsvanphu@gmail.com
Tên viết tắc: GIA LE .,LTD
Điện thoại: 0913.776.183 – 09168.09199 – 028.3810.8368
Liên Hệ : https://gialevn.com/

Bài viết liên quan